Chi tiết kỹ thuật cách nuôi gà đông tảo đến từ chuyên gia

Cần đảm bảo nhiều yếu tố cho chuồng gà

Chắc hẳn đã có nhiều bạn biết gà đông tảo là giống gà như thế nào vì chúng sở hữu nét đặc biệt ở hai cặp chân. Mặc dù hình dáng trông có phần khác lạ nhưng thịt của gà khi được chế biến xong thì lại vô cùng ngon, được nhiều người yêu thích. Vì thế nếu bạn muốn chăn nuôi gà đông tảo để phát triển kinh tế thì nên hiểu rõ về cách nuôi gà đông tảo đúng cách.

Một vài nét cơ bản về giống gà đông tảo

Trước khi đến với kỹ thuật nuôi gà thì bà con cần biết gà đông tảo là giống gà như thế nào, có đặc điểm ra sao, dưới đây là các thông tin cụ thể:

Nguồn gốc của giống gà đông tảo

Mặc dù chúng ta hãy gọi chúng là gà đông tảo nhưng ít ai biết được rằng chúng còn có cái tên khác là đông cảo. Giống gà này rất hiếm và có nguồn gốc từ xã Đông Tảo của tỉnh Hưng Yên – Việt Nam. Cái tên gà đông tảo cũng được đặt ra từ đây.

Vào thời xa xưa, thông thường gà đông tảo sẽ được sử dụng làm vật phẩm dâng Vua hoặc các bậc quý tộc, ngoài ra trong các dịp cúng tế cũng được người dân ưa chuộng hơn. Lý do vì chúng có tính quý hiếm và thịt ngon.

Gà đông tảo có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên tại Việt Nam
Gà đông tảo có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên tại Việt Nam

Đặc điểm ngoại hình của gà

Gà đông tảo được xếp vào một trong những giống gà có trọng lượng lớn khi một con gà trung bình sẽ từ 3.5 – 4.5 kg, tùy theo môi trường phát triển và giới tính. Bề ngoài chúng trông vô cùng bệ vệ và lớn con, cùng với cặp chân to, vững chãi, nước da đỏ nên không lạ khi người dân thường ví giống gà này là “dũng sĩ”.

Song toàn bộ lớp lông của chúng sở hữu một màu tím pha đen đầy nổi bật, nét đặc trưng này khiến gà đông tảo trở nên quý hiếm hơn. Đồng thời chắc bạn cũng đã nghe rất nhiều lời khen dành cho thịt của chúng, ngoài làm thức ăn thơm ngon thì cũng có thể sử dụng để hầm thuốc.

Làm như thế nào để phân biệt được giống gà đông tảo thuần chủng?

Không khó để có thể tìm ra được và lựa chọn đâu là giống gà đông tảo thuần chủng. Bạn có thể dựa vào đặc điểm như sau:

Phân biệt gà đông tảo trưởng thành thuần chủng

Nếu như chủ trại chỉ muốn chăn nuôi gà đông tảo thuần chủng mà không muốn lựa nhầm gà lai thì các đặc điểm nhận dạng vô cùng dễ dàng. Đầu tiên là chân của chúng rất to, đôi khi sẽ bằng một cánh tay người, lớp da điểm đỏ và trông khá sần sùi. Đặc biệt là cả 4 ngón chân của chúng đều xoè ra ngoài nhưng có tính cân đối.

Khi đã ở độ tuổi trưởng thành, một con gà đông tảo mái sẽ dao động cân nặng từ 2.5 – 3.5.kg, còn gà trống sẽ từ 4 – 6.5 kg. Còn những con lai tất nhiên là sẽ không có kích cỡ ngoại hình to được như gà thuần chủng.

Xem thêm:  Giống gà quý phi có ngoại hình bắt mắt như thế nào?

Phân biệt gà đông tảo con thuần chủng

Nhiều chủ trại ưu tiên lựa chọn những giống gà thuần chủng con để nuôi cho dễ cũng như tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt hơn. Bên dưới sẽ là cách phân biệt chính xác nhất.

  • Đối với gà con dưới 1 tháng tuổi: Ở độ tuổi còn rất nhỏ như này chúng vẫn chưa phát triển hoàn toàn, do đó rất khó phân biệt đâu là gà lại đâu là gà thuần chủng. Trường hợp này thì tốt nhất bạn nên tìm các cơ sở uy tín để tìm được giống tốt nhất.
  • Đối với gà con từ 2 – 3 tháng tuổi: Độ tuổi này cách nhận biết chính xác nhất là đôi chân, thay vì gà lai con có cặp chân nhỏ thì gà thuần chủng to hơn và kèm theo đó là lớp da đỏ.
  • Đối với gà con trên 3 tháng tuổi: Khi gà đã có dấu hiệu lớn thì cách nhận dạng cũng được biểu hiện nhiều hơn. Gà con thuần chủng có cặp chân to như ngón cái, thịt rất dày, da chân có màu đỏ đặc trưng, mào đỏ tía mang nét khỏe khoắn.
Gà đông tảo thuần chủng và lai có nhiều điểm khác biệt
Gà đông tảo thuần chủng và lai có nhiều điểm khác biệt

Cách nuôi gà đông tảo thông qua kỹ thuật làm chuồng trại

Một trong những cách nuôi gà đông tảo chính xác nhất mà các chủ trại không thể bỏ quên chính là kỹ thuật làm chuồng nuôi. Một chuồng trại sạch sẽ, hợp lý sẽ giúp phát triển đàn gà rất nhiều.

Các lưu ý cần ghi nhớ để hoàn tất quá trình làm chuồng

Có hai cách nuôi gà đông tảo chính là nuôi thả vườn hoặc nuôi nhốt, tuy nhiên đối với giống gà chân tảo thì bà con nên nuôi thả vườn vì chúng rất hoạt bát và hay chạy nhảy. Nếu bạn cho đàn gà hoạt động có thể nhiều hơn thì có thể trọng lượng của chúng cũng sẽ tăng dần, từ đó cho chất lượng thịt gà ngon hơn.

Giữ nhiệt độ không khí cho chuồng là điều hết sức quan trọng, chuồng gà phải đủ độ ẩm, nước không được ứ vào, nhiệt độ không quá thấp cũng không quá cao. Nên cho trấu vào để lót cho gà ngủ thoải mái hơn.

Nếu bà con chọn hình thức nuôi nhốt công nghiệp thì cần bố trí máng ăn, máng uống đầy đủ và đồng đều nhằm đảm bảo đàn gà tăng trưởng như nhau. Cuối cùng chính là vệ sinh chuồng trại, một lưu ý không thể thiếu, nên sử dụng thuốc khử trùng định kỳ 2 lần / tuần.

Kỹ thuật xây lồng úm cho gà con mới nở

Do gà con đông tảo khi vừa mới ra đời sẽ không có sức đề kháng cao, khi này bà con cần phải xây lồng úm. Điều đầu tiên cần đảm bảo chính là lồng phải kín gió tránh gây lạnh cho gà.

Nếu như đàn gà con của bạn với số lượng là 100 thì khi này lồng úm có thể được xây theo kích thước hợp lý là 2m x 1m x 0.5m. Bao quanh lồng kín cho an toàn và đồng thời tránh gió, ưu tiên đặt đèn chiếu sáng để giữ độ ấm cho chuồng. 

Xem thêm:  Gà chân chì là gì? Các giống gà chân chì nổi bật nhất

Do gà con ít lông tơ nên khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao, bà con nên chú ý trong khâu này. Ngoài ra để bảo vệ sức khỏe gà tốt nhất chủ trại nên sát khuẩn lồng úm, điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn hoặc mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cho gà.

Hướng dẫn xây dựng chuồng gà cho gà đông tảo đang phát triển

Xây dựng chuồng trại cho gà đông tảo đang phát triển không phải là điều vô cùng dễ dàng, nếu thiếu sót một số yếu tố cũng có thể làm giảm khả năng tăng trưởng. Điều đầu tiên nên lưu ý chính là chuồng phải luôn thoáng mát, tránh được mưa tạt vào và chim chuột không thể chui vào chuồng.

Tương tự như làm lồng úm, nên xây chuồng cao hơn mặt đất, điều này sẽ giảm bớt không khí lạnh của đất và đồng thời tránh ngập úng nước do mưa. Nên phủ thêm lớp trấu cho gà ngủ thoải mái, ấm áp hơn.

Vách tường nên được xây bằng gạch cho kiên cố, song chiều cao có thể lên 0.5m tránh gà cảm thấy khó chịu vì ngột ngạt. Gà hay có xu hướng bay nhảy qua các ô trong chuồng, do đó khi xây cần dựng vải nilon trên trần khoảng 3m là hợp lý.

Để hỗ trợ môi trường sống của gà đầy đủ hơn thì chủ nuôi nên làm sào đậu cho gà ngủ. Vật liệu ưu tiên là tre hoặc nứa. Sào cách chuồng 50cm, cách tường 25cm, mỗi sào cách nhau 50cm là hợp lý.

Cần đảm bảo nhiều yếu tố cho chuồng gà
Cần đảm bảo nhiều yếu tố cho chuồng gà

Cách nuôi gà đông tảo bằng các phương pháp khoa học nhất

Nếu như gà đông tảo trưởng thành nên nuôi thả vườn thì gà con lại nên nuôi nhốt vì sức chịu lạnh của chúng rất kém. Tùy theo từng giai đoạn độ tuổi mà cách nuôi gà đông tảo sẽ có những phương pháp khác nhau, sau đây là thông tin cụ thể nhất:

Hướng dẫn chăm nuôi gà đông tảo con mới nở đúng cách

Đối với gà con đông tảo thuần chủng mới nở thì nên ủ điện 24/7 cho gà, đồng thời lồng úm phải thật sự kín gió. Trong khẩu phần ăn của gà đặc biệt nên có các loại vitamin giúp bổ sung sức đề kháng cho gà.

Máng ăn hay máng uống cần phải rửa sạch thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, mỗi máng nên dài khoảng 10cm là hợp lý. Nếu như máng nước có tình trạng cũ thì nên bỏ và thay cái mới.  Nên chú ý mà bổ sung nguồn nước đầy đủ cho gà con vì ở độ tuổi này chúng sẽ uống nhiều hơn ăn, đồng thơi tuyệt đối không nên cho gà ăn đồ ăn đã hư hay ôi thiu.

Lồng úm, môi trường xung quanh cần phải đảm bảo sự sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp để thúc đẩy gà ăn uống. Trong giai đoạn này nếu gà con có biểu hiện bệnh thì phải can thiệp nhanh chóng tránh gây tình trạng bệnh nặng hơn.

Xem thêm:  Bệnh gà ăn không tiêu - Cách chữa bệnh khó tiêu ở gà hiệu quả

Cách nuôi gà đông tảo 1 tháng tuổi

Ở độ tuổi này bạn không cần phải ủ điện từ ngày đến đêm nữa, chỉ cần ủ chiều tối đến sáng là được, ban ngày không cần. Tuy nhiên vẫn nên ủ điện 24/7 nếu thời tiết rơi vào mùa mưa hoặc mùa đông vì gió rất lạnh. Đồng thời khi đã được 1 tháng tuổi gà rất hay cắn đá nhau, chủ nuôi nên có biện pháp ngăn chặn hợp lý.

Song cũng nên bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng, thuốc bổ cho khẩu phần ăn vì gà vẫn đang trong độ tuổi phát triển tốt. Mùa đông khiến gà rất dễ gặp bệnh, bà con cũng nên chú ý vào thời điểm này.

Chăm nuôi gà đông tảo 2 tháng tuổi như thế nào?

Khi này không cần ủ điện cho gà nữa, chỉ cần ủ vào mùa đông hoặc khi trời lạnh là được vì khi này chúng cần độ ấm. Khẩu phần ăn của gà đông tảo 2 tháng tuổi không thể nào thiếu vitamin nhằm tăng sức đề kháng. Cần vệ sinh kỹ lưỡng chuồng và xịt sát khuẩn 1 lần / 2 ngày.

Khi này trọng lượng của chúng đã có thể tăng vọt lên đến 500gr, vì thế chủ nuôi cần phân chia chuồng để gà có nhiều không gian hoạt động tăng sức khoẻ, đồng thời tránh gà cắn đá nhau. Thời điểm này thích hợp để bắt đầu nuôi thả vườn, tuy nhiên chỉ nên thả sau khi mặt trời lên giúp gà dễ thích nghi.

Cách nuôi gà đông tảo theo từng giai đoạn tuổi
Cách nuôi gà đông tảo theo từng giai đoạn tuổi

Chi tiết cách nuôi gà đông tảo 3 tháng tuổi

Khi đã được 3 tháng tuổi thì tốc độ phát triển của gà đông tảo rất nhanh, thịt khoẻ, thể trọng tăng, các cơ bắp xuất hiện, trổ lông mã và tập gáy. Do đó cần phải tăng lượng thức ăn cho gà nhằm đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng tạo điều kiện tăng nhanh sự sinh trưởng.

Đồng thời cần tăng diện tích thả vườn cho gà hoạt động tốt hơn, thời gian thả vườn cần liên tục, tối thiểu 1 năm rưỡi để đạt chất lượng cao nhất. Song thức ăn cần bổ sung thêm lúa, cám, tấm, rau muống, rau lang,… cho gà nạp dinh dưỡng đầy đủ.

Cách nuôi gà đông tảo thuần chủng đã trưởng thành

Gà đông tảo trưởng thành hay những con gà đông tảo bố mẹ đã có cơ thể vô cùng khỏe mạnh và to lớn nên khẩu phần ăn của chúng cũng có phần nhiều hơn. Chủ yếu như bắp tẻ, rau muống, lúa, bắp xay, rau lang,… Tuy nhiên nên lưu ý rằng tránh để gà mái quá béo vì sẽ giảm năng suất sinh sản trứng cho chủ trại.

Kết luận

Bài viết xin được tạm dừng tại đây, bên trên đã đầy đủ tất cả thông tin về chủ đề cách nuôi gà đông tảo cho các chủ trại và bà con đang cần. Hy vọng qua đó bạn sẽ tự giải đáp được các thắc mắc của bản thân. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *