Dân gian đặt ra cái tên bệnh đầu đen ở gà là do khi mắc bệnh da xung quanh vùng đầu của gà sẽ trở nên ngày càng tím dần và thời điểm cuối có thể trở nên thâm đen. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm còn có tên gọi khác là bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm hay bệnh kén ruột. Nếu như thấy gà vườn của bạn có các dấu hiệu dưới đây thì nên quan tâm đến sức khỏe gà.
Khái niệm về bệnh đầu đen ở gà
Bệnh đầu đen ở gà xuất phát từ sự ký sinh ở gan của một loại đơn bào mang tên Histomonas Meleagridis, ngoài ra chúng còn có khả năng lây lan sang dạ dày và manh tràng. Các vật trung gian dễ bắt gặp nhất có tác động đến sự sinh sôi của bệnh trong đàn gà là giun đất và chim.
Đây là căn bệnh nổi tiếng tại Việt Nam nên bạn hãy yên tâm vì ngày nay đã có nhiều phương pháp phòng bệnh, chữa trị hiệu quả cho đàn gà. Theo thống kê cho thấy rằng gà thả vườn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Nguyên nhân gây nên bệnh kén ruột ở gà thả vườn
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đầu đen ở gà chính là do môi trường sinh sống của đàn gà ngày càng ô nhiễm bởi chủ trại không có sự dọn dẹp thường xuyên và kỹ lưỡng. Nguyên nhân này khiến những con gà mái trong giai đoạn sinh sản thả vườn có khả năng mắc bệnh cao hơn những con khác.
Đơn bào Histomonas Meleagridis gây bệnh cho gà thông thường sẽ tồn tại ở 4 dạng khác nhau như: Xâm nhiễm ở ruột thừa, sinh dưỡng trong sự tổn thương của ruột và gan, dạng lưới dính nhằm tạo ra hợp bào ở gan, dạng hình thoi trong ruột thừa và manh tràng. Đồng thời chúng có tính lây lan vô cùng nhanh chóng trong đàn gà do các biến đổi ở gan và ruột. Nhờ vào sự nguy hiểm cao này mà chúng còn có tên gọi khác chính là bệnh viêm hoại tử ruột gan.
Các con đường lây truyền bệnh trong đàn gà
Chủ yếu con đường lây lan của bệnh đầu đen ở gà là thông qua đường miệng, cụ thể như sau:
- Gà có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu như ăn phải thức ăn, nước uống hoặc bất cứ thứ gì trong môi trường xung quanh đã bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae có mầm bệnh. Chỉ trong một thời gian ngắn bệnh sẽ bắt đầu phát triển và sinh sôi trong cơ thể gà, điều này khiến gà đi thải bệnh cho đàn qua hai con đường: Trứng giun kim và phân. Những con gà khác ăn phải sẽ tiếp tục nhiễm bệnh.
- Nguyên nhân thứ hai có sự nguy hiểm cao hơn do chủ trại đôi khi cũng không biết lý do bắt đầu từ đâu mà đàn gà lại liên tục mắc bệnh. Đó là khi giun đất ăn phải trứng giun kim, khi này mầm bệnh được bảo quản trong cơ thể giun đất rất lâu và sau đó lại bị gà ăn. Do đó mà lại rơi vào vòng lặp của nguyên nhân thứ nhất khiến cả đàn gà cứ mặc bệnh sau khi đã chữa khỏi bệnh.
Một số đặc điểm dịch tễ giúp chủ trại loại bỏ mầm bệnh
Nếu như bạn muốn phòng bệnh hiệu quả nhất cho đàn gà thì cần phải am hiểu về bệnh đầu đen. Sau đây là một số đặc điểm của dịch tễ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các chủ trại:
- Đối tượng chủ yếu của bệnh đầu đen ở gà chính là gà con từ 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi, đây là giai đoạn dễ nhiễm bệnh nhất. Tuy nhiên không có nghĩa là gà lớn tuổi hơn không mắc bệnh mà thay vào đó khả năng nhiễm bệnh sẽ ít hơn.
- Thời điểm dịch bệnh trở nên có sự tiến triển mạnh mẽ hơn chính là vào cuối xuân, hè, đầu thu khi thời tiết có sự nóng bức. Nhưng trong mùa đông bệnh vẫn có khả năng lây lan ở gà lớn tuổi.
- Không bỏ sót một đối tượng nào, bệnh có thể xuất hiện ở tất cả giống gà, trong đó gà tây dễ mắc bệnh hơn.
Những triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh đầu đen ở gà
Chỉ cần bạn thường xuyên đi thăm chuồng gà là sẽ rất dễ để phát hiện ra gà đang mắc những bệnh gì để điều trị kịp thời. Đối với bệnh đầu đen nguy hiểm ở gà một số triệu chứng phổ biến nhất như sau:
- Bạn sẽ thấy biểu hiện chủ yếu của gà khi nhiễm bệnh là thấy cơ thể rét lạnh, run rẩy, mắt nhắm nghiền, rụt cổ và xù lông. Ngoài ra do cơ thể quá lạnh nên chúng thường hay dùi đầu vào nách cánh hoặc đứng chỗ có ánh nắng. Dù thế nhưng thực tế gà đang sốt cao khoảng 44 độ.
- Gà có dấu hiệu giảm ăn nhưng lại uống nhiều nước hơn. Phân loãng có màu vàng xanh, vàng trắng và hay tiêu chảy. Rõ rệt nhất ở giai đoạn cuối khi gà sắp chết sẽ bỏ ăn.
- Màu mào trở nên thâm tím, còn có một số vùng khác cũng đổi màu sang xanh đen như da mép, da đầu.
- Thời gian gây bệnh của bệnh đầu đen gà rất dài, khoảng 10 đến 20 ngày. Cho nên gà sụt cân nhanh chóng, thân nhiệt khi qua đời có thể ở khoảng 38 độ.
- Tỷ lệ chết của bệnh đôi khi lên đến 95% nhưng do thời gian kéo dài nên khiến chủ trại nghĩ rằng bệnh không quá mức nguy hiểm, thực tế thì cơ thể gà đang yếu dần. Cái chết của bệnh hay kéo đến vào ban đêm.
Bệnh tích thường hay tập trung ở đâu trên cơ thể gà?
Bệnh đầu đen ở gà khi mắc phải thường tập trung tại gan và manh tràng, gây tình trạng cơ thể bị huỷ hoại nghiêm trọng. Nhiều trường hợp cho thấy rằng ruột thừa sưng to và bắt đầu dính vào các cơ quan gần đó hoặc bị viêm loét gây rò rỉ chất chứa khiến gà chết rất nhanh.
Khi bệnh tích hình thành ở gan thì sẽ khiến gan phình to lên đến 2 – 3 lần thông thường, điều bất ổn này sẽ khiến gà bị viêm xuất huyết hoại tử. Ban đầu trông gan như đá hoa cương do xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, nhưng dần sẽ bị hoại tử nặng nề.
Khi bệnh tích hình thành ở manh tràng cũng sẽ có ảnh hưởng tương tự như gan chính là khiến ruột thừa dày lên và viêm sưng. Trong đó có lẫn máu nhớt dính có điểm giống với bệnh cầu trùng. Do đó mà không ít người gọi bệnh đầu đen ở gà là bệnh kén ruột.
Bật mí cách phòng bệnh cho gà tránh nhiễm bệnh
Như bài viết bên trên đã chia sẻ, gà tây là giống gà có nguy cơ mắc bệnh đầu đen cao nhất nên các chủ trại không nên nuôi gà ta cùng với gà tây trong cùng một chuồng trại. Đặc biệt trong những ngày mưa to gió lớn chỉ nên cho gà ở trong chuồng, không thả gà ra vườn.
Đảm bảo tuyệt đối về công tác vệ sinh của chủ trại, nên hạn chế gà nhiều lứa tuổi được nuôi chung để đảm bảo an toàn. Tốt nhất là nên phun khử trùng và vệ sinh định kỳ nhằm loại bỏ tuyệt đối các mầm bệnh có hại. Lưu ý tuyệt đối là phải dọn sạch phân gà vì đây là thủ phạm chính gây nên sự lây lan bệnh đầu đen trong chuồng gà.
Đối với những vùng gà đã nhiễm bệnh trước đó thì chủ trại hết sức để tâm tránh sự tái phát không lường trước bằng cách cho uống thuốc tím. Khi gà đã trên 20 tuổi bạn có thể pha 1g thuốc tím cùng 10 lít nước, dung dịch này chỉ nên sử dụng trong 1- 2 giờ, nếu dư phải bỏ. Thời gian uống chính xác và hiệu quả nhất là 20 ngày / 1 lần.
Nếu như chuồng gà đã mắc bệnh thì bạn nên có biện pháp trống chuồng nhằm đảm bảo không có sự lây lan mạnh mẽ hơn. Cho trống chuồng ít nhất 30 ngày, nhiều hơn thì càng tốt, khi đó cần dọn dẹp chuồng sạch sẽ, đốt các chất thải và thực hiện diệt giun đất.
Cần làm gì để điều trị bệnh đầu đen ở gà dứt điểm?
Điều trị bệnh đầu đen dứt điểm sẽ dễ dàng nếu như bạn can thiệp đúng cách, nhờ vào kinh nghiệm của các chủ kinh doanh chuồng trại đi trước bạn có thể học hỏi theo họ. Biện pháp hiệu quả nhất chính là tiêm cho gà thuốc chứa Doxycyclin, hoặc cũng có thể trộn vào thức ăn và nước uống cho gà cộng thêm với thuốc chứa Sulfamonomethoxine.
Bên cạnh đó có thể bổ sung nhiều loại thuốc bổ cho có thể, đặc biệt là gan và ruột thừa, men tiêu hoá, thuốc trợ lực,… Điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh chuồng trại tối đa tránh việc gà đã được điều trị nhưng lại tiếp tục tái phát.
Kết luận
Bệnh đầu đen ở gà được cho là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất khiến tình trạng sức khoẻ gà chết dần chết mòn trong thời gian dài. Do đó thông qua thông tin bên trên bet88 hy vọng các chủ trại sẽ nắm được cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.