Mặc dù bệnh cầu trùng ở gà không gây chết với tỉ lệ cao như nhiều căn bệnh khác tuy nhiên khả năng phá hủy sức sinh trưởng ở gà cũng vô cùng khủng khiếp. Bệnh sẽ làm gia tăng sản lượng thức ăn cho gà, thêm chi phí chạy bệnh và khiến năng xuất đẻ trứng của gà suy giảm nên bệnh cần điều trị ngay lập tức. Tại Việt Nam lên đến 30% – 50% tỉ lệ mắc bệnh, song có 5% – 15% tỷ lệ chết ở gà.
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà là một trong những căn bệnh phổ biến nhất bắt gặp ở gà khiến năng suất sinh trưởng suy giảm đáng kể. Đây là loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm và gây ra những tổn thương có hại. Hai loài ký sinh trùng gây bệnh cầu trùng chủ yếu là Eimeria tenella và Eimeria necatrix.
Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh cầu trùng chủ trại nên biết
Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập vào cơ thể gà của ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học Coccidiosis Avium. Từ đó mà quá trình tìm kiếm của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lên đến 7 loài cầu trùng gây bệnh chính là: E. praecox, E. brunetti, E. mitis, E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E. acervulina.
Từng đoạn đường tiêu hoá của gà sẽ có từng Eimeria ký sinh lên và phá hủy sức khỏe gà. Do quá trình tìm tòi mà ngày nay chúng ta có thể kết luận được đâu là Eimeria gây bệnh dựa vào nơi cư trú của chúng trên cơ thể của gà. Nếu như các chủ trại cảm thấy gà bắt đầu có một vài con có triệu chứng bất thường thì nên can thiệp ngay lập tức tránh hậu quả nặng nề hơn.
Bệnh cầu trùng ở gà có thể lây lan qua các con đường nào?
Có nhiều cách dẫn đến bệnh cầu trùng ở gà, và nếu ban đầu có một con mắc bệnh mà chủ trại không nhận ra thì khả năng lây lan là rất nhanh chóng. Phổ biến là một số con đường như sau:
- Con đường đầu tiên của bệnh cầu trùng gà chính là đường tiêu hóa, gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh và khiến gà trở thành “thủ phạm” lây nhiễm trong chuồng. Những chú gà đang khỏe mạnh sẽ nhiễm bệnh nếu ăn phải phân gà, nước uống,… mang bào tử cầu trùng.
- Đặc biệt một trong những nguồn gốc chủ yếu của cầu trùng ở gà chính là xuất phát từ côn trùng hoặc động vật gặm nhấm, chúng dễ khiến bệnh lây lan trong chuồng trại.
- Ngoài ra nếu chủ trại không dọn dẹp vệ sinh thường xuyên cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh bùng phát do chuồng chật hẹp, ẩm ướt, bãi chăn thả ô nhiễm, sàn còn dính phân gà,…
Một số triệu chứng thông thường hay bắt gặp ở bệnh cầu trùng gà
Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà được chia làm 3 dạng thông thường là thể cấp tính thể mãn tính và thể mang trùng, tùy vào chủng loại cầu trùng mà thời gian ủ bệnh cũng các biểu hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường thời gian ủ bệnh sẽ là từ 4 – 7 ngày cùng những triệu chứng hay bắt gặp nhất như sau:
Thể cấp tính bệnh cầu trùng ở gà
Các biểu hiện vào giai đoạn đầu mà chủ trại có thể phát hiện kịp thời chính là gà có trạng thái hay ủ rũ, uống nhiều nước nhưng lại giảm ăn bất thường. Gà bắt đầu rụt cổ lại và sã cách, ngoài ra cũng có biểu hiện thường xuyên nhắm mắt.
Đến giai đoạn tiếp theo khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng hơn chính là gà hay tiêu chảy, đồng thời phân có máu hoặc phân có màu chocolate. Qua một thời gian sau thì có thể phân chỉ toàn là máu tươi, bạn có thể quan sát rõ chúng khi thấy phân bết dính vào hậu môn của gà.
Đến giai đoạn cuối thì khi này gà đã trông vô cùng nhợt nhạt và có dấu hiệu yếu dần đi, không còn bay nhảy khoẻ mạnh như những con gà khác. Sau đó cánh hoặc hai chân của gà có thể bị liệt hoàn toàn, nếu như không có chủ trại can thiệp thì gà sẽ chết ngay sau đó. Thời gian gà phát bệnh và qua đời là rất nhanh, nhanh nhất là 2 ngày và chậm nhất là 7 ngày, tùy theo tình trạng ban đầu của gà.
Thể mãn tính bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà loại mãn tính xuất phát từ 3 trường hợp phổ biến:
- Trước đó gà đã mắc bệnh cầu trùng cấp tính, sau đó bệnh chuyển sang các giai đoạn của cầu trùng mãn tính.
- Mặc dù chủ trại quan tâm đến đàn gà và cho tiêm thuốc đầy đủ nhưng lại không đúng liều và không đúng quy trình sẽ dẫn đến cầu trùng mãn tính.
- Do trang trại bùng phát bệnh cầu trùng ở gà và những con gà lớn có độ tuổi từ 3 tháng sẽ nhiễm loại mãn tính do có sức đề kháng cao hơn những chú gà còn nhỏ tuổi.
Đối với thể mãn tính của bệnh cầu trùng gà thì gà mắc bệnh sẽ có những triệu chứng chủ yếu như gà trở nên kém ăn hơn do khó tiêu, thay vào đó là uống nước nhiều hơn. Hay có tình trạng tiêu chảy phân sống, sau đó dần dần phân sẽ được trộn lẫn với máu hoặc có màu nâu đen. Gà trở nên thiếu chất dinh dưỡng và tăng trưởng rất chậm do niêm mạc ruột bị hư hỏng nặng nề.
Thể mang trùng bệnh cầu trùng ở gà
Đối với thể mang trùng thì cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với năng suất phát triển của gà nhưng phần nào không nghiêm trọng như hai thể cấp tính và mãn tính. Ở gà lớn thỉnh thoảng sẽ tiêu chảy, phân sáp nhưng chế độ ăn uống vẫn hoạt động bình thường, không kém ăn. Ở gà đẻ trứng thì sẽ làm giảm lên đến 20% số trứng, điều này làm chủ trại hoang mang và phần nào làm hao hụt doanh số.
Hai dạng bệnh tích của bệnh cầu trùng gà gây nguy hiểm
Bệnh tích bệnh cầu trùng ở gà có hai dạng chủ yếu là: Bệnh tích cầu trùng manh tràng và bệnh tích cầu trùng ruột non.
- Bệnh tích cầu trùng manh tràng: Manh tràng sẽ bị ứ đầy máu khiến bộ phận cơ thể này trở nên sưng to hơn. Đồng thời làm giảm năng suất hoạt động của mào, tích, cơ bắp gây tình trạng nhợt nhạt.
- Bệnh tích cầu trùng ruột non: Khi này từng đoạn của ruột sẽ trở nên phình to, tá tràng cũng bắt đầu có hiện tượng sưng dần theo thời gian, bị viêm ở niêm mạc tá tràng và xuất hiện các hình tròn màu xám trên bề mặt.
Cách phòng bệnh cầu trùng gà hiệu quả được chuyên gia áp dụng
Bệnh cầu trùng gà xuất hiện và lây lan tại bất cứ chuồng gà lớn nhỏ, đặc biệt nếu sinh mầm bệnh tại những chuồng trại có quy mô to thì chắc chắn phải có con người can thiệp. Tuy nhiên để có thể phòng bệnh tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng gà và hạn chế chi phí chữa bệnh bạn cần áp dụng một số cách như:
- Cần trộn thuốc trị cầu trùng ở gà hiệu quả vào thức ăn, lưu ý nên lựa chọn sản phẩm có công dụng cao
- Ưu tiên vacxin cầu trùng gà để phòng bệnh tốt nhất, nhưng số lượng được trộn vào thức ăn cũng phải có sự phù hợp nhất định.
- Không để cho chuồng trại có hiện tượng ẩm mốc, dơ bẩn, dễ tích tụ vi khuẩn,… Hãy thường xuyên vệ sinh chuồng và tạo sự khô thoáng cho không khí bên trong.
- Các chủ trại có thể rải một lớp cát mỏng trên săn nếu nuôi gà thả vườn, ngoài ra khu vực chăn thả cũng phải có sự sạch sẽ.
Phương pháp điều trị cầu trùng gà cần phải có
Cách chữa bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả nhất hiện nay chính là sử dụng thuốc trị cầu trùng hoặc thuốc trộn thức ăn để chữa trị dứt điểm. Hãy đến các cơ sở uy tín, nhờ chuyên gia tư vấn để lựa chọn sản phẩm thuốc điều trị có chất lượng tốt. Một số sản phẩm khuyên dùng như Amprolium, Toltrazuril, Oxytetracycline, Sulfaquinoxaline,…
Tuy nhiên cũng nên lưu ý một số nguyên tắc điều trị như sau:
- Ưu tiên sử dụng 1 loại thuốc / 1 lần để phát huy công dụng hay nhất, hạn chế phối hợp nhiều loại thuốc tránh việc sai thuốc.
- Thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào lứa gà hay theo quý.
- Một chuyên gia trong việc chữa trị cầu trùng ở gà sẽ sử dụng liệu trình 3 – 3 – 3, 5 – 5 – 5 hoặc liên tục 7 ngày để đảm bảo công dụng.
Kết luận
Bên trên là đầy đủ những thông tin cần thiết cho quá trình phát hiện và chữa trị bệnh cầu trùng ở gà sớm nhất. Các chủ trại nên có sự can thiệp kịp thời nếu trong chuồng bắt đầu có 1 – 2 con bị bệnh vì tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh. Cuối cùng cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết nhé.
Tổng hợp: https://bet88.webcam/